Cách chữa nhiệt miệng thần tốc ngay tại nhà
Nhiệt miệng xảy ra khi cơ thể bị nóng trong khiến người bệnh cảm thấy đau rát, khó chịu trong ăn uống. Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả nhất là làm mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể.
Mẹo chữa nhiêt miệng ngay tại nhà
Ngậm chất chát trong miệng
Chất chát có tính sát trùng rất cao nên nếu bị nhiệt miệng ngậm những chất có vị chát sẽ lành rất nhanh. Một số thực phẩm có thể dùng để ngậm trị nhiệt miệng nhanh như trà tươi, trà đen, quả sung, rau diếp ca, húng chanh,… những thực phẩm này đều có tác dụng kháng khuẩn, kháng virut, giúp săn da rất hiệu quả.
Cách chữa nhiệt miệng bằng cách uống nước khế chua
Khế chua giúp sinh tân dịch, thanh nhiệt.
Cách làm: Mua khế tươi từ 2-3 quả, giã nát, đổ ngập nước, đun sôi, chắc nước ngậm nhiều lần trong ngày.

Cỏ mực
Theo đông y, cỏ mực tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, trị viêm sưng, lở loét.
Cách dùng: Đem cỏ mực rửa sạch, giã nát, chắc lấy nước cốt hòa với mật ong, bôi lên chỗ sưng đau ngày 2-3 lần.
Lá rau ngót
Rau ngót có tính mát giúp hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc rất hiệu quả.
Cách làm: Rau ngót đem rửa sạch, chỉ lấy lá, giã nát, ép lấy nước cốt, hòa với ít mật ong sau đó bôi và chỗ viêm, lở loét, vết sưng, bôi ngày 2-3 lần.
Cà chua- Cách chữa nhiệt miệng dễ làm tại nhà
Cà chua là có tính bình, vị chua, hơi ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc rất hiệu quả. Do đó khi bị nhiệt miệng bạn có thể nhai cà chua sống hoặc ngậm nước ép cà chua mỗi ngày 3-4 lần, tình trạng nhiệt miêng sẽ sớm cải thiện tốt.

Vỏ dưa hấu
Vỏ dưa hấu có tính hàn, giúp điều trị tình trạng nóng trong, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả. nên có thể dùng vỏ dưa hấu để chữa nhiệt miệng, lở miệng.
Cách làm: Đem vỏ dưa hấu đem sao vàng, tán thành bột, trộn cùng một ít mật ong và bôi vào chỗ bị nhiệt miệng, lỡ miệng ngày 1-2 lần.
Củ cải trắng trị nhiệt miệng
Củ cải trắng có vị cay, tính mát, có công dụng chữa một số bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa, đặc biết là nhiệt miệng.
Cách làm: Củ cải trắng, cạo vỏ và rửa sạch, xắt miếng, đem say nhuyễn vắt lấy nước. Hòa thêm một ít nước sôi để nguội, dùng để xúc miệng ngày 3 lần, sau 2 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả.

Cách chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Mật ong có tính chất kháng khuẩn tốt, giúp làm dịu vết loét và rút ngắn thời gian chữa bệnh. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng làm giảm sẹo cũng như đẩy nhanh quá trình tăng trưởng mô mới. Hãy trộn mật ong với 1 thìa bột khoai và thoa nhẹ lên vùng bị ảnh hưởng. Để giảm đau nhanh hơn, bạn có thể thêm vào hỗn hợp trên một chút bột nghệ.
Hoa cúc
Hoa cúc có tính khử trùng, do đó, trà hoa cúc rất lý tưởng để súc miệng vì nó ngăn ngừa nguyên nhân gây nên các cơn đau. Hãy ngâm một ít hoa cúc trong nước và dùng nước đó súc miệng 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ nhận thấy công dụng kỳ diệu của nó
Nước muối loãng giúp điều trị nhiệt miệng hiệu quả
Nước muối loãng dùng để súc miệng hằng ngày hoặc ngậm có tính sát khuẩn cao để tiêu diệt vi khuẩn ở các vết loét, khiến cấc vết loét nhanh chóng lành lặn trở lại.

Mẹo chữa nhiệt miệng bằng nước bột sắn
Theo Đông y, sắn dây có vị ngọt, mát, tính bình có tác dụng thanh nhiện, giải độc, chống táo bón, nhiệt miệng rất tốt cho cả trẻ em và người lớn.

Cách làm: Không nên uống quá 1 ly nước sắn dây/ngày, cũng không nên uống nước sắn dây sống mà nên quấy chín có thể thêm một ít đường để dễ uống hơn.
Cách để phòng tránh nhiệt miệng
- Hạn chế ăn những thực phẩm cay nóng, đặc biệt trong những ngày hè. Những thực phẩm cay nóng, đồ chiên rán đặc biệt bày bán ngoài lề đường không chỉ khiến cơ thể bị nóng trong gây nhiệt, lỡ miệng mà còn khiến bạn bị nổi mụn, nóng gan, mẩn ngứa, các độc tố tích tụ trong gan không được thải ra sẽ làm nặng thêm tình trạng nhiệt miệng.
- Hạn chế uống bia rượu, đồ uống có gas… Những đồ uống này sẽ làm tăng độc tố có trong gan, thận…
- Ăn nhiều những thực phẩm mát, có tính giải nhiệt, thanh nhiệt, làm mát gan, phòng trách tình trạng nóng gan, nhiệt miệng, lỡ loét miệng.
- Nên uống nhiều nước, một ngày nên uống tốt nhất là 2 lít nước để giải tỏa nhiệt trong cơ thể.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. hằng ngày.