5 loại thuốc trị nhiệt miệng – lở miệng, gia đình nào cũng nên có trong nhà
Thuốc bôi lên các nốt nhiệt miệng
Khi bị nhiệt miệng, lở miệng, loét miệng, tùy theo từng nguyên nhân gây nên tình trạng đau đớn này mà bạn có thể sử dụng những loại thuốc bôi lên các vét loét khác nhau.

Cụ thể, bạn có thể dùng các loại thuốc bôi lên các nốt nhiệt miệng như acid hyaluronique dạng gel hoặc sachol-gel. Hoặc bạn có thể sử dụng một số thuốc giảm đau có chứa các chất axit và glycerin bôi lên vết loét cũng sẽ giúp giảm tình trạng này. Hoặc một cách đơn giản hơn là bạn dùng dung dịch súc miệng vài lần/ngày để làm giảm chứng đau đớn khó chịu mỗi khi ăn uống vì bị nhiệt miệng.
Sử dụng mật ong chấm vào các vết loét nhiệt miệng
Đây là biện pháp trị nhiệt miệng đơn giản và tiện lợi được nhiều người áp dụng. Theo đó, bạn có thể sử dụng một thìa cà phê mật ong để chấm vào các vết loét ngày 3-4 lần cũng giúp giảm đau rát cho vết loét.

Lý do vì mật ong có khả năng ức chế và tiêu diệt các loại vi nấm và vi khuẩn gây nhiệt miệng. Chúng cũng giúp che phủ bề mặt vết loét và sát trùng tốt hơn.
Điều trị nhiệt miệng bằng thuốc kháng sinh
Đối với những trường hợp bị nhiệt miệng kéo dài do vi khuẩn hoặc vi nấm, bạn có thể điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Thực tế, có rất nhiều loại thuốc kháng sinh có thể có tác dụng tốt do vi khuẩn hoặc bội nhiễm vi khuẩn vì chúng giúp kháng sinh diệt vi khuẩn.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng kháng sinh, bạn không được tự ý dùng mà phải hỏi ý kiến và có sự chỉ định của bác sĩ.
Thuốc giảm đau
Khi bị nhiệt miệng hay lở loét, một số người có thể phải sử dụng thuốc giảm đau. Nhất là khi gặp tình trạng nhiễm trùng, sốt. Khi ấy, ngoài phải dùng thuốc giảm sốt hạ nhiệt (paracetamol), bạn cần bổ sung vitaminC, vitamin PP, vitamin B2.

Những loại thuốc từ thảo dược
Một số loại thuốc từ thảo dược tự nhiên cũng giúp trị nhiệt miệng rất tốt vì giúp giải nhiệt và sát khuẩn cao. Chẳng hạn như khi bị nhiệt miệng, lở loét, bạn có thể sử dụng những thảo dược có trong vườn nhà như tơ hồng vàng, ngải cứu, cúc tần, bách bộ, cam thảo để về sắc lấy nước uống hàng ngày.
